Saturday, 20/04/2024 - 19:43|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường Tiểu học Yên Lạc 1

PHIẾU HỌC TẬP DÀNH CHO HỌC SINH ÔN TẬP TẠI NHÀ NGÀY 24/03/2020

Tài liệu đính kèm: Tải về
Danh sách file:

BÀI TẬP ÔN Ở NHÀ HỌC SINH LỚP 1

Thứ ba ngày 24 tháng 3 năm 2020

MÔN TOÁN

Bài 1. Tính:

16 - 6 - 4 =                              10 - 7 + 13 =

10 - 5 + 10 =                           18 + 1 - 9 =

19 - 4 + 3 =                             7 + 11 - 6 =

Bài 2. Điền số thích hợp vào chỗ chấm.

……+ 11 = 15                ……- 7 = 10                  19 - ……= 15

……+ 4 = 16                 ……- 6 = 4                    14 - ….…= 12

Bài 3. Viết các số tròn chục từ 10 đến 90 và học thuộc.

10,  20,  …………………………………….

Bài 4. Tuấn có 20 viên bi. Tú có hai chục viên bi. Hỏi bạn nào có nhiều bi hơn ?

Trả lời: ……………………………………….

Bài 5: Cho các số : 15, 11, 19, 16, 20, 13

 

    1. Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn:

 

………………………………………….

 

    1. Sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé:

 

…………………………………………

Môn Tiếng Việt

Bài 1. Luyện đọc: Tiếng chim buổi sớm

Buổi sớm mùa hè ở quê tôi thật là trong trẻo.Phút ban mai bắt đầu bằng tiếng hót lảnh lót, ríu ran của bầy chim. Con chim cu gáy có giọng trầm ấm, ngân dài. Chú chích chòe dậy sớm nhất thì líu lo học bài, Còn mấychú chim sâu thì lích rích thật vui.

Bài 2. Tìm trong bài “Tiếng chim buổi sớm” tiếng chứa:

+ âm “ch”:.......................................................................

 

+ âm “tr”: ........................................................................

Bài 3. Con hãy khoanh tròn vào đáp án đúng:

1. Phút ban mai bắt đầu bằng âm thanh của loài chim nào?

A. Gà                             B. Chim      C. Chó

2. Con chim cu gáy cógiọng hót thế nào?

      1. Lảnh lót, ngân nga.

 

      1. Ríu ran,lích rích.

 

      1. Trầm ấm, ngân dài.

 

3. Chú chim nào dậy sớm nhất?

 

A. Chích chòe       B. Chìa vôi           C. Chim sâu

4. Viết chính tả

Bản em trên sườn núi

Mái trường nhỏ đơn sơ

Cô về năm học mới

Vui đón đàn học trò.

(HS trình bày đoạn thơ trên như sau: viết chữ cỡ nhỏ, cá cdòng thơ lùi 2 ô)

 

BÀI TẬP ÔN Ở NHÀ HỌC SINH LỚP 2

Thứ ba ngày 24 tháng 3 năm 2020

MÔN TOÁN

1. Điền số vào ô trống:

Thừa số

3

2

3

4

5

4

5

Thừa số

7

9

5

3

7

5

6

Tích

 

 

 

 

 

 

 

2. Tính:

a) 3 x 6 + 12 = …………..                               b) 4 x 7 + 38 = …………..

3. Học sinh lớp 2A ngồi học thành 9 nhóm, mỗi nhóm có 4 bạn. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu bạn

4. Giờ tập thể dục, học sinh lớp 2B chia thành 5 hàng, mỗi hàng có 4 học sinh. Hỏi lớp 2B có bao nhiêu bạn đang tập thể dục?

 

PHIẾU BÀI TẬP  TIẾNG VIỆT

Họ và tên học sinh:……… ………………………………………

I. Đọc thành tiếng: 

Bài đọc: Bài hát trồng cây

Ai trồng cây,

Người đó có tiếng hát

Trên vòm cây

Chim hót lời mê say.

Ai trồng cây

Người đó có ngọn gió

Rung cành cây

Hoa lá đùa lay lay

Ai trồng cây

Người đó có bóng mát

Trong vòm cây

Quên nắng xa đường dài.

Ai trồng cây

Người đó có hạnh phúc

Mong chờ cây

Mau lớn theo từng ngày.

Ai trồng cây …

Em trồng cây …

Em trồng cây ….

(Bế Kiến Quốc)

Trả lời câu hỏi: Trồng cây đem lại lợi ích gì cho con người?

Bài 2. Thay cụm từ khi nào trong mỗi câu hỏi dưới đây bằng một cụm từ khác (bao giờ hoặc lúc nào, tháng mấy, mấy giờ…) và viết lại câu hỏi đó:

(1) Khi nào tổ bạn đến thăm gia đình liệt sĩ Võ Thị Sáu?

(2) Khi nào bạn được về quê cùng gia đình?

(3) Bạn xem bộ phim này khi nào?

(4) Bạn có bộ quần áo mới này khi nào?

 

BÀI TẬP ÔN Ở NHÀ HỌC SINH LỚP 3

Thứ ba ngày 24 tháng 3 năm 2020

MÔN TOÁN

Bµi 1: §Æt tÝnh råi tÝnh

a) 94 : 3              457 : 4         724 : 6

b) 215 x 3          224 x 4         405 x 8

Bµi 2: TÝnh gi¸ trÞ biÓu thøc

a) 5 x 9 : 3                      b) 138 + 96 : 2

c) 100 – (64 : 2)              d) 234 – 20 + 39

Bµi 3: Tìm một số biết số đó gấp lên 3 lần thì được 72.

Bµi 4: N¨m nay bµ 64 tuæi. Tuæi bµ gÊp ®«i tuæi mÑ, tuæi mÑ gÊp 4 lÇn tuæi Nam. Hái n¨m nay Nam bao nhiªu tuæi?

 

TIẾNG VIỆT

Bài 1: Đọc các bài: + Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - SGK – TV Tập 2)

                               + Cái cầu (Trang 34 - SGK – TV Tập 2)

                               + Nhà ảo thuật (Trang 40 - SGK – TV Tập 2)

Bài 2: Phụ huynh đọc cho con viết chính tả đoạn 3 bài : “Nhà bác học và bà cụ”

 

BÀI TẬP ÔN Ở NHÀ HỌC SINH LỚP 4

Thứ ba ngày 24 tháng 3 năm 2020

MÔN TOÁN

1.Trắc nghiệm:

Câu 1: Khoanh vào câu trả lời đúng

1. Trong các số 5 784; 6874; 6 784; 5748, số lớn nhất là:
A. 5785 B. 6 874 C. 6 784 D. 5 748

2. 5 tấn 8 kg = ……… kg?
A. 580 kg B. 5800 kg C. 5008 kg D. 58 kg

3. Trong các số sau số nào chia hết cho 2 là:
A. 605 B. 1207 C. 3642 D. 2401

Câu 2: Chu vi của hình vuông là 16m thì diện tích sẽ là:

A. 16m B. 16m2 C. 32 m D. 12m

Câu 3: Năm 2016 là thế kỉ thứ bao nhiêu?
A. XIX B. XX C. XVIII D. XXI

Câu 4: Xếp các số sau: 2274 ; 1780; 2375 ; 1782

Theo thứ tự từ bé đến lớn: ……………………………………………………………………………………

2. Tự luận:

Câu 1: Đặt tính rồi tính
a. 72356 + 9345 b. 3821 - 1805

c. 2163 x 203 d. 2688 : 24

Câu 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất

a) 2 x 134 x 5 b) 43 x 95 + 5 x 43

Câu 3: Tổng số tuổi của mẹ và con là 57 tuổi. Mẹ hơn con 33 tuổi. Hỏi mẹ bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi?

Câu 4: Tìm số bị chia nhỏ nhất trong phép chia có thương là 12 và số dư là 19

 

TIẾNG VIỆT

  1. Đọc thầm.

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

 

Về thăm bà

Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ:

- Bà ơi!               

Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.

- Cháu đã về đấy ư?

Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương:

- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!

Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ. Bà nhìn cháu, giục:

- Cháu rửa mặt rồi đi nghỉ đi!

Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.

Theo Thạch Lam

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất

1. Dòng nào dưới đây cho thấy bà của Thanh đã già?

A. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.

B. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.

C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.

2. Từ ngữ nào dưới đây nói lên tình cảm của bà đối với Thanh?

A. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi.

B. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương.

C. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, che chở cho cháu.

3. Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà?

A. Có cảm giác thong thả và bình yên.

B. Có cảm giác được bà che chở.

C. Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở.

4. Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình?

A. Vì Thanh luôn yêu mến, tin tưởng bà.

B. Vì Thanh là khách của bà, được bà chăm sóc, yêu thương.

C. Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương.

5. Theo em, Thanh được nhận những tình cảm gì từ bà?

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

6. Nếu là em, em sẽ nói điều gì với bà?

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

7. Câu Cháu về đấy ư ?được dùng làm gì?

A. Dùng để hỏi

B. Dùng để yêu cầu, đề nghị

C. Dùng để thay lời chào

8. Trong câu “Lần nào về với bà Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế.” Có mấy động từ, có mấy tính từ?

A. Hai động từ, hai tính từ

B. Hai động từ, một tính từ

C. Một động từ, hai tính từ

9. Những từ nào cùng nghĩa với từ “hiền”

A. Hiền hậu, thương yêu

B. Hiền từ, hiền lành

C. Hiền từ, âu yếm

10. Chọn một từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào 4 chỗ trống trong câu sau: (hiền lành, hiền hòa, hiền từ, nhân ái)

Dòng sông chảy………………giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.

Bạn Lan lớp em rất………………

Ba em luôn nhìn em với cặp mắt........................

Cụ già ấy là một người.....................................

II. Tập làm văn

Đề bài: Hãy tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích nhất.

 

BÀI TẬP ÔN Ở NHÀ HỌC SINH LỚP 5

Thứ ba ngày 24 tháng 3 năm 2020

MÔN TOÁN

Bài 1: Đặt tính rồi tính:

a.135,05 + 364,9

b. 2905,3 - 104,15

c. 563,4 x 2,3

d. 24,36 : 6

Bài 2: Số thập phân 2 chục, 3 đơn vị, 4 phần trăm được viết là:

A. 2,34

B. 23,4

C. 23,04

D. 23,004

Bài 3: Chữ số 3 trong số thập phân 465,7326 thuộc hàng:.....................................

Bài 4: Một hình tam giác có độ dài đáy là 1,5m và chiều cao là 10,6dm. Tính diện tích của hình tam giác đó có đơn vị là mét vuông.

Bài 5: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài là 26m, chiều rộng 6,5m. Người ta dành 62,5% diện tích đất để làm nhà. Hỏi diện tích đất làm nhà là bao nhiêu m2?

Bài 6: Tìm x:

68,25 - x = 6,45 x 3,8

x – 7,2 = 3,99 + 2,5

 

MÔN TIẾNG VIỆT

Bài 1. Xác định danh từ, động từ, tính từ trong những từ sau: niềm vui, yêu thương, tình yêu, vui chơi, vui tươi, đáng yêu.

- Danh từ.............................................................................................................

- Động từ...........................................................................................................

- Tính từ.............................................................................................................

Bài 2. Đặt câu:

a) có từ "của" là quan hệ từ

b) có từ “hay” là tính từ

c) có từ “hay” là quan hệ từ

Bài 3. Xác định danh từ, động từ, tính từ trong hai câu thơ sau:

“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.”

- Danh từ.............................................................................................................

- Động từ...........................................................................................................

- Tính từ.............................................................................................................

Bài 4. Tìm và viết lại các tính từ trong câu sau:

a) Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.

- Tính từ...................................................................................................

b. Vục mẻ miệng gầu.

- Tính từ...................................................................................................

Bài 5. Từ thật thà trong các câu nào dưới đây là danh từ?

a. Chị Loan rất thật thà .

b. Chị Loan ăn nói thật thà, dễ nghe.

c. Thật thà là phẩm chất tốt của chị Loan.

d. Chị Loan sống thật thà nên ai cũng quý mến.

 

 

Lượt xem: 415
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5
Hôm qua : 15
Tháng 04 : 149
Năm 2024 : 1.517